Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2008

NHAP MON KET CAU KIEN TRUC

Bai nay minh dich tom tắt một vài phần từ quyền Nhập môn kết cấu kiên trúc (Understanding Structures) của Fuller Moore. Nhà xuất bản McGraw-Hill 1999


NHẬP MÔN KẾT CẤU KIẾN TRÚC


Phần II. Hệ giàn

Chương 3. Hệ Cáp treo (cable stays)

Tóm tắt:

1.Cáp treo là một thành phần chịu lực kéo nhưng không có khả năng chịu lực nén. Dây thừng, xích sắt và các thanh thép làm việc như cáp treo.
2. Hệ dây văng (catenaries) là hệ cáp chịu tải liên tục dọc theo chiều dài của các thành phần chịu lực.
3. Thanh giàn (strut) là một thành phần chịu nén
4. Hệ cáp treo là hệ kết cấu với các cáp treo được nối ra từ điểm tựa cao hơn.

Chương 4. Hệ giàn

Tóm tắt:

1. Hệ giàn là một hệ tam giác, phân bố tải trọng thông qua các thành phần được liên kết khớp với nhau, được sắp xếp theo hình tam giác sao cho các thành phần hoặc là chỉ chịu kéo hoặc chỉ chịu nén (không chịu lực cắt và chịu mô-men uốn).
2. Hệ giàn gồm: các thành trên (thanh giàn), thanh dưới (thanh bụng), và các thành gian là những thành phần nằm giữa thành trên và thanh dưới.
Giàn phẳng có tất cả các thành gian nằm trong một mặt phẳng.
Giàn không gian có các thành phần nằm trong không gian ba chiều. Giàn không gian phổ biến nhất có tiết diện hình tam giác.

Chương 5. Giàn không gian

Giàn không gian là một hệ giàn ba chiều vượt nhịp theo hai phương trong đó các thành phần của giàn chỉ chịu kéo hoặc chịu nén.
Giàn không gian bao gồm các mô đun giống nhau, được lặp lại tùy theo sơ đồ kết cấu. Nó có các lớp giàn trên và dưới song song với nhau (tương tự như thành trên và dưới của giàn phẳng)
Mô đun phổ biến của giàn là hình lăng trụ tứ diện (half-octahedron) và lăng trụ tam giác (tetrahedron).
Trong hệ giàn không gian, tải trọng tác dụng truyền tới các gối tựa khác nhau, với việc hầu hết tải trọng sẽ đi vòng qua những thành phần mềm dẻo khác.
Độ ổn định của giàn không gian không bị ảnh hưởng nhiều bởi việc bỏ đi một vài thành phần của gian do các lực đi vòng quanh các khoảng hở. Các thành phần còn lại của giàn chịu thêm lực gia tăng tương ứng với độ cứng hoặc khả năng chịu lực của chúng.
Hệ tensegrity là một hệ giàn không gian gian chiều ổn định gồm các thành và các sợi cáp trong đó cáp được đi liên tục còn các thanh thì không liên tục.
Hệ cable dome là một hệ mái tensegrity bao gồm các sợi cáp chịu kéo liên tục và các thanh chịu nén được bố trí tán xạ (tỏa ra từ một tâm).

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2008

CAC KHAI NIEM CO BAN VE KIEN TRUC

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KIẾN TRÚC

1. Khái niệm về kiến trúc:

Kiến trúc là sự sản phẩm của sự kết hợp giữa khoa học kỹ thuật và nghệ thuật nhằm tạo ra một môi trường sống thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

Trong kiến trúc người ta thường nói đến:
- Công năng/Chương trình: là chức năng sử dụng của công trình nhằm thỏa mãn nhu cầu ăn, ở, làm việc, đi lại, giao tiếp v.v… của con người.
- Hình thức: hay hình thức thẩm mỹ của công trình kiến trúc là tổng hợp các yếu tố: mặt đứng, không gian nội thất, ngoại thất của công trình, cấu trúc không gian của công trình. Hình thức tạo ra ấn tượng của công trình đối với người sử dụng.Tuy nhiên sự phân chia này chỉ có tính tương đối.
Đôi khi khó phân biệt đâu là công năng, đâu là hình thức.

2. Các đặc điểm của kiến trúc:

a. Kiến trúc là sự tổng hợp của khoa học kỹ thuật và nghệ thuật
b. Kiến trúc mang tính biểu tượng, chịu ảnh hưởng bởi tư tương của thời đại
c. Kiến trúc gắn bó với thiên nhiên, với vị trí cụ thể của môi trường mà nó tồn tại.
d. Kiến trúc mang tính dân tộc

3. Các yêu cầu của kiến trúc:

a. Yêu cầu về công năng:là yêu cầu về chức năng sử dụng của công trình
b. Yêu cầu bền vững:kiến trúc cần phải bền vững, sự bền vững được thể hiện qua sự làm việc hợp lý của hệ thống kết cấu, độ bên của vật liệu, độ bền của kết cấu nền móng.
c. Yêu cầu thẩm mỹ:là yêu cầu kiến kiến trúc khác biệt với các loại hình xây dựng khác. Bằng giá trị thẩm mỹ kiến trúc khiên người sử dụng hưng phấn. Có những công trình còn làm cho con người nhận thức rõ hơn về bản thân mình và thế giới (chữ ngộ hay là thiền trong kiến trúc)

d. Yêu cầu kinh tế:kiến trúc ra đời là thành quả, công sức của nhiều người. Cần phải lưu ý đến tính chất khả thi của công trình kiến trúc. Người kiến trúc sư có thể giúp tiết giảm đáng kể chi phí xây dựng công trình.

4. Các yếu tố tạo thành kiến trúc:

a. Hình tượng kiến trúc:
b. Công năng
c. Kết cấu

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2008

ĐỀ THI LÝ THUYẾT KIẾN TRÚC



THIẾT KẾ MỘT MÊ CUNG

Theo thần thoại Hy Lạp, vua Minos (đọc là mainớs) của Crete (Kriti) từ chối hy sinh con bò trắng của mình cho thần Poseidon (đọc là pờ-sê-i-đòn). Thần Poseidon trừng phạt ông bằng cách khiến cho vợ ông là Pasiphae (pờ-sê-pha-i) yêu con bò đó, sau này bà sinh ra Minotaur (đọc là Minờtauờ). Một con vật đầu bò mình người. Vua Minos ra lệnh cho kiến trúc sư của mình là Daedalus (đọc là Đé-đợt), xây một mê cung phức tạp đến nỗi không ai có thể thóat ra. Daedalus tiết lộ bí mật của mê cung cho con gái Minos là Ariadne (ariadnợt). Ở đây Minotaur được nuôi bằng người hiến tế. Vua Minos buộc dân Athen gửi đến vật hiến tế.Một người anh hùng của Athen là Theseus (đọc là Thisì-ớt) quyết tâm cứu những người vô tội bằng cách tự để mình thành vật hiến tế. Khi Theseus đến Crete, anh ta chinh phục được con gái của Minos là Ariadne. Ariadne giúp người yêu thóat khỏi mê cung bằng cách đưa cho Theseus một cuộn chỉ, theo đó anh ta buộc vào cửa của mê cung và tháo cuộn chỉ ra khi đi vào đó. Theseus giết được Minotaur và giải thóat những người hầu bị dâng làm vật hiến tế.
Tức giận vì tin tức đó, vua Minos nhốt Daedalus và con trai của ông là Incarus (itkrơtx) trong mê cung. Mặc dù không thể tìm lối ra, Daedalus đã làm những đôi cánh bằng sáp để họ có thể thóat ra. Mặc dù vậy, Icarus do không nghe lời cha dặn đã bay quá gần mặt trời, đôi cánh được gắn bằng sáp của anh bị tan chảy và Icarus rơi xuống biển….Phải chăng câu chuyện này thể hiện khát vọng và bi kịch của con người!


Nhiệm vụ thiết kế: Hãy thiết kế một mê cung như của Daedalus (bạn có thể dự định nhốt ai đó hoặc nhốt chính bạn nếu bạn muốn!). Mê cung theo định nghĩa là một tổ chức không gian gồm nhiều phòng, hoặc lối đi được thiết kế để một người khi bước vào đó sẽ khó tìm được lối ra.

Thể hiện: Thể hiện mặt bằng của mê cung, các mặt cắt trục đo và các phôi cảnh nếu cần

Các ví dụ về mê cung: